Bạn cứ là "Gen Z", việc của "Gen tui" là bơi.
Trong những ngày tập viết, mình nằm vùng khắp mọi mặt trận để nghe ngóng mấy bài viết của các ace thì thấy rằng, 9/10 bài viết điều nhắc tới cụm từ Gen Z. Vậy Gen Z có gì mà hấp dẫn như thế, hãy cùng theo chân Anna tìm hiểu về vai trò của Gen Z và tầm ảnh hưởng của thế hệ này đối với cột sống của chúng ta.
Hoa House
Ngày 26 tháng 03 năm 2021
Gen Z là gì, tại sao cuộc sống của chúng ta phải thay đổi bởi vì Gen Z cơ chứ?
Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với thuật ngữ “Gen Z” nữa đúng không. Nó xuất hiện khắp mọi nơi trong cuộc sống, công việc, đến các trang xã hội, ở trong quảng cáo và kể cả trong những câu chuyện hàng ngày. Trong những ngày tập viết, mình nằm vùng khắp mọi mặt trận để nghe ngóng mấy bài viết của các ace thì thấy rằng, 9/10 bài viết điều nhắc tới cụm từ Gen Z. Vậy Gen Z có gì mà hấp dẫn như thế, hãy cùng theo chân Anna tìm hiểu về vai trò của Gen Z và tầm ảnh hưởng của thế hệ này đối với cột sống của chúng ta.
Gen Z là nhóm người sinh ra từ 1997 đến 2012. Gen Z là nhóm người cởi mở, thoải mái, thích tự do, phá vỡ nguyên tắc, do vậy họ chính là nhóm người đón nhận và đi đầu xu hướng.
Còn mình thuộc “thế hệ Y”, nhóm người sinh năm 1981 đến 1996. Gen Y là nhóm người bắt đầu có tư duy dần cởi mở, xem trọng gia đình.
Tính ra, Gen Y của mình già hơn Gen Z có một chút. Xét về ưu điểm, tụi mình cũng cởi mở, tích cực, dễ dàng tiếp thu những điều mới và không ngại nêu lên quan điểm của bản thân. Xét về nhược điểm, tụi mình vẫn còn có sự ép khuôn, "răm rắp" nghe theo lệnh của cấp trên. Mỗi thế hệ điều có cho mình đặt điểm riêng. Đối với Gen Z, người ta bảo năng động, hoạt bát, nhưng cũng hay dễ bỏ dở công việc ngay lập tức nếu họ thấy không phù hợp.
Vậy bạn có cảm thấy cuộc sống của mình có thay đổi bởi Gen Z không? Riêng mình thì không. Không ai có thể thay đổi mình trừ khi mình muốn. Tất cả suy nghĩ, quyết định là của chính mình, người khác có thể cho mình lời khuyên, góp ý nhưng chính mình là người đưa ra quyết định. Vậy nên, mình không đổ lỗi cho một ai mà chịu trách nhiệm về những hành động và quyết định của chính mình đã làm. Và những người khác khi được hỏi đưa ra lời khuyên, cũng không nên đưa ra lời khuyên theo quan điểm cá nhân mình làm gì, vì điều đó có thể gây hại có người được khuyên. Tốt hơn hết là chỉ hỏi những câu hỏi để người đó tự tìm ra câu hỏi cho chính mình. Không ai can thiệp vào cuộc sống của ai cả, đó là điều tốt nhất ta cần làm.
Bạn đang thuộc thế hệ nào, Gen X, Gen Y hay Gen Z? Nếu là Gen Z, bạn cảm thấy cuộc sống của bạn tốt hơn thế hệ trước như thế nào? Còn nếu bạn là Gen X, Y, bạn cảm thấy cuộc sống của bạn tốt hơn thế hệ sau của mình như thế nào? Hãy ngồi lại suy nghĩ rồi liệt kê ra tất cả những ưu, nhược điểm của chính mình để thấy rõ bản thân là một người như thế nào. Nếu bản thân bạn cảm thấy thật sự cần thay đổi thì hãy lên kế hoạch để thực hiện điều đó, chứ không phải cứ luôn đi so sánh hay đổ lỗi như thế này, như thế kia. Mình nghĩ rằng, mỗi thế hệ điều đặc điểm riêng, không ai giống ai, có người this, có người that. Và chẳng sao cả khi bạn không phải là một Gen Z, việc của bạn là chính bạn. Tại sao bạn phải sống cuộc sống mà không thuộc về mình để làm gì, thật sự không cần đâu. Mình vẫn thích câu nói “Mình là cá, việc của mình là bơi”
Xin lỗi vì bài này mình viết không được đặc sắc lắm.
Bài Viết Liên Quan
Mới đây, trong lần nói chuyện với một người bạn, tên cô ấy là Sù. Cô ấy chia sẻ "Mình vẫn còn lung bung, thích bay nhảy, thích trải nghiệm thêm thứ này, thứ kia". Và nếu là mình, mình cũng sẽ làm vậy, nhưng mình đã làm những điều như vậy cách đây 2 năm rồi. Giờ đây, mình thích sống ở một nơi thật bình yên, làm công việc mình thích, ngồi viết những bản nhạc và sống với những thứ mình đang mong cầu.
Mấy hôm nay đang ngồi mày mò học viết content, mình tự hỏi làm sao để có thể tạo ra một bài viết hay? Một bài viết vừa giúp mình phát triển về kiến thức, kỹ năng vừa đem giá trị cho người khác. Là một dân content mình phải luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi các kiến thức và tư duy của bản thân.
Cũng có thể mình chưa tự tin, chưa tự tin vào khả năng của chính mình ở hiện tại, hay không muốn người khác biết đến những dòng cảm nghĩ nội tâm và thấy mình yếu lòng. Mình biết, mình chỉ mới tập tành viết, những bài viết của mình rất đơn giản và mang tính cá nhân còn nhiều. Do vậy, mình chỉ biết cố gắng, nỗ lực trau dồi cách mình viết mỗi ngày.
Giữa câu chuyện tình và tiền, bạn sẽ lựa chọn điều gì? Nếu là người sống thực dụng họ chọn cho mình cách sống riêng sống lúc nào cũng tiền tất nhiên sẽ chọn tiền ngay lập tức bởi lẽ cuộc sống này đang dần quyết định bởi tiền. Còn tôi, một đứa thích sống theo cảm xúc hơn hẳn lý trí, giữ cho mình sự mộng mơ riêng và lựa chọn tin vào hai chữ “ tình duyên”.
Chỉ muốn tìm đến nơi nào đó bình yên.Nhưng chỉ tiếc, bình yên sao mãi đi tìm.
Sau 1 năm rưỡi, vừa làm thêm vừa học tiếng Anh cuối cùng mình quyết định không làm giáo viên nữa. Nhưng trong quá trình đó mình nhận thấy mình thích viết những câu chuyện, mình thích bài tỏ những lời mình muốn nói qua chữ viết hơn là nói. Cùng với đó, mình gặp được anh người yêu giỏi giang và vô cùng tâm lý, anh ấy cũng động viên mình theo ngành content này.
Sau 2 năm dành thời gian cho bản thân theo đuổi đam mê trở thành một giáo viên tiếng Anh, giờ đây tôi mới có chút thời gian tự do cho chính mình. Nhớ những giây phút, ngày tháng trong 2 năm đó, mình khóc lên khóc xuống cho con đường lý tưởng do chính mình đặt ra.
Tôi sống quen mùi thành phố từ đó đến nay, nhưng không thể nào bớt phai mùi lúa. Lúc còn đi học, với ví tiền sinh viên tôi chỉ dám mua những chiếc áo thun rẻ tiền ở chợ đêm mà thôi. Lúc đi làm, tôi kiếm được chút tiền để lo cho bản thân, nhưng nói đến việc mua đồ thì mình cũng không sành việc chọn lựa lắm.
Trong những ngày tập viết, mình nằm vùng khắp mọi mặt trận để nghe ngóng mấy bài viết của các ace thì thấy rằng, 9/10 bài viết điều nhắc tới cụm từ Gen Z. Vậy Gen Z có gì mà hấp dẫn như thế, hãy cùng theo chân Anna tìm hiểu về vai trò của Gen Z và tầm ảnh hưởng của thế hệ này đối với cột sống của chúng ta.
Đã rất lâu rồi mình quên mất cảm giác đi làm ở công ty như thế nào? Nào là đi làm đúng giờ, tăng ca hay deadline dí...Thời đó, mình làm thiết kế cho một startup lập trình. Công việc khá đơn giản và không yêu cầu nhiều về sự sáng tạo, nhiệm vụ cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, đó là điểm chết trong quá trình học và làm thiết kế của mình.